Khắc phục bò bị tiêu chảy, phân loãng | Gia súc Đại Việt
Bò bị tiêu chảy là căn bệnh do virus gây nên. Đây là bệnh truyền nhiễm xảy ra ở từng nhóm gia súc và có thể tồn tại ở nhiều thể. Bệnh có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe của bò. Bài viết sau sẽ chia sẻ đến bà con các nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục bò bị tiêu chảy hiệu quả nhất.
Xem thêm: Cách phòng và trị bệnh lở mồm long móng ở trâu bò hiệu quả
Con đường lây bệnh
Bệnh tiêu chảy có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của bò. Nhưng bò con hay bê có độ tuổi từ 3 – 18 tháng thường mẫn cảm với bệnh hơn. Bệnh này thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân. Bệnh do virus Pestivirus thuộc họ Flaviridae gây ra. Virus sẽ tồn tại trong dịch mũi, dịch hầu họng, nước tiểu của bò nên dễ lây lan sang những con bò khỏe mạnh khác qua đường hô hấp. Ngoài ra, virus này có thể truyền qua nhau thai từ mẹ sang con khiến thai chết lưu hoặc sảy.
Triệu chứng lâm sàng
Bò bị tiêu chảy thường có các triệu chứng lâm sàng sau:
+ Thời gian ủ bệnh thường từ 2 – 4 ngày. Bò có các biểu hiện là đường con diễn biến nhiệt độ chia thành 3 pha, sốt trên 41 độ. Sau khoảng 2 – 3 ngày thì giảm rồi lại tăng nhiệt và xuất hiện hiện tượng thẩm xuất bạch cầu.
+ Bò chảy nhiều nước dãi, nước mắt, nước mũi, ỉa chảy liên tục; xuất hiện các vết loét mụn nhỏ ở niêm mạc lợi, kẽ móng chân. Bò thở gấp, mệt mỏi, loét môi, nướu, vòm miệng và lưỡi. Vết loét lan rộng từng ngày rồi đóng vảy và gây hoại tử.
+ Xuất hiện mụn trong miệng cùng việc bài tiết virus. Về sau mịn giảm dần, nước mũi nhầy, có mủ chảy ra, bò bị ho khan.
+ Bò ỉa chảy với mật độ nhiều rồi giảm dần. ban đầu đi ỉa chảy kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, phần dính máu, tiểu ít hoặc không tiểu.
+ Bò bị bệnh sút cân nhanh chóng, sức khỏe suy giảm, mất nước, mất sữa. Bò có thể chết sau 10 – 15 ngày xuất hiện triệu chứng lâm sàng.
+ Bò mang thai có thể bị sảy trong 10 ngày hoặc vài tháng kể từ khi thoát khỏi trạng thái cấp tính. Nếu bò mắc bệnh thể mãn tính thì sẽ chậm lớn, cân nặng giảm, ỉa chảy nhẹ hoặc hoàn toàn không bị ỉa chảy. Bệnh có thể kéo dài 2 – 6 tháng, tỷ lệ chết 10%.
+ Bê con sinh ra bị nhiễm trùng huyết bị run rẩy, mất thăng bằng, mù.
Bệnh tích
Bệnh tích mổ khám xuất hiện đa dạng với hiện tượng viêm, hoại tử, mụn loét, xuất huyết toàn bộ niêm mạc đường tiêu hóa. Thận và tuyến thượng thận, gan bị hoại tử.
Chẩn đoán
+ Chẩn đoán lâm sàng dựa vào triệu chứng sốt cao, bò bị tiêu chảy, hoại tử miệng xuất hiện nhiều ở bê từ 6 – 18 tháng tuổi.
+ Chẩn đoán phi lâm sàng dùng phản ứng miễn dịch huỳnh quang, phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch.
+ Mẫu bệnh phẩm sử dụng: máu, dịch mũi, nước tiểu, mắt bò bị bệnh.
Điều trị bò bị tiêu chảy
Trước tiên cần cắt bỏ nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân từ thức ăn thì cần thay đổi thức ăn. Nguyên nhân do vi khuẩn thì cần dùng kháng sinh, hóa dược để tiêu diệt bệnh, nấm mốc, diệt ký sinh trùng. Đồng thời kết hợp điều trị triệu chứng như bổ sung nước, chất điện giải, các yếu tố vi lượng bị mất bằng đường uống khi tiêu chảy nhẹ hoặc truyền tĩnh mạch các dung dịch nước muối sinh lý 0.9%, dung dịch đường ưu tương 20%, uống orezol.l
Ngoài ra cần dùng thêm chất kháng viêm như Dexamethazon kết hợp cùng các vitamin C, K, B1 để chống xuất huyết đường tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng cho bê, nghé. Bệnh cần điều trị kịp thời, tích cục, đúng nguyên nhân sẽ giúp giảm tỷ lệ chết của gia súc, giúp chúng nhanh chóng hồi phục và không ảnh hưởng đến sự phát triển về sau.
Các loại kháng sinh thường dùng điều trị bò bị tiêu chảy: Tetracyclin, Neomycin, Colistin, Sulphamid, Trimethoprim, Enrofloxacin, Ampicillin, Amoxicyllin.
Phòng bệnh tiêu chảy ở bò
+ Bò nhiễm bệnh tiêu chảy dưới 120 ngày tuổi sẽ trở thành nguồn bệnh trong đàn. Có thể phát hiện bằng xét nghiệm virus trong máu. Nếu phát hiện cần loại thải ngay.
+ Đặc biệt lưu ý phòng bệnh ở bò cái. Vaccine bệnh BVD có 2 loại vaccine sống và vaccine vô hoạt. Bò cái sinh sản phải tiêm phòng chậm nhất 3 tuần trước khi cho phối để cơ thể kịp sinh kháng thể miễn dịch.
+ Tránh tiêm vaccine sống trong khi mang thai cho bò cái. Dù hiệu quả cao nhưng sẽ nhiễm vào thai qua nhau gây hợi chứng dung nạp miễn dịch.
+ Ở trang trại có bò bệnh thì cần tiêm vaccine cho bê ngay sau khi sinh rồi tiêm lại sau 6 tháng tuổi.
+ Ở đàn có hiện tượng xảy thai thì nên tiêm vaccine cho toàn bộ đàn bò trừ bò đang mang thai. Sau 4 – 6 tuần tiến hành tiêm lại thì sau 2 – 3 tháng sẽ giảm hoặc ngừng hẳn sảy thai.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bà con các thông tin và cách hắc phục bò bị tiêu chảy, phân loãng chi tiết nhất. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bà con.
Vũ Cao Cường / 4 Bình luận / 15/ 01/ 2021
Bình luận
Nguyễn Thanh Nhân
05/18/2024 13:58:12Em có con bò khoảng 200 Kg thương xuyên ĩa phân loãng, em đã tiêm thuốc tiêu chảy, tiêm thuốc sán lá gan rồi nhưng không khỏi. Anh chị chỉ giúp em cách điều trị.
Phạm hoaf
11/28/2022 09:27:45E có 1 con bò bị tieu chảy 3 ngày rồi.phân nó ỉa ra như nước và có dính ít dung dịch màu đỏ như máu.và kén ăn thì phải xử lý như nào ak..e ca on
Lương Thị Bằng
12/07/2021 18:09:41nghé nhà em mới sinh được có 2 tuần.nhưng bị tiêu chảy.cho em hoi làm cách nào để khac phuc ạ?
Nguyễn trọng nhân
08/02/2021 14:30:42Bò nhà e mang thai 5 tháng giờ bị tiêu chảy cho e hỏi cách nào để điều trị ạ